facebook pixel

Trẻ Bị Táo Bón – Tất cả những vấn đề cần lưu ý

Bài viết tổng hợp đầy đủ tất cả những thông tin mẹ cần biết khi trẻ bị táo bón, bao gồm: Dấu hiệu nhận biết bệnh táo bón ở trẻ, nguyên nhân, tác hại và những cách chữa trị phổ biến nhất, những lưu ý trong chăm sóc cũng như chế độ ăn uống và sinh hoạt cho trẻ.

1. Như thế nào gọi là trẻ bị táo bón ?

trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón thường sợ hãi, căng thẳng khi đi ngoài

Táo bón là một vấn đề khá thường gặp về đường tiêu hóa, đặc biệt rất phổ biến ở trẻ em. Trong đó phân thường khô cứng, đi tiêu phải rặn mạnh và rất khó khăn, số lần đi tiêu giảm hẳn.

Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp ở trẻ bị táo bón:

– Bé bị táo bón có tần suất đi ngoài giảm.

Khi tần suất đi ngoài như sau thì rất có thể con bị táo bón:

+ Trẻ sơ sinh có tần suất đi ngoài ít hơn 2 lần/1 ngày.

+ Trẻ đang bú mẹ hoặc bú sữa ngoài có tần suất đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần.

+ Trẻ đã lớn có tần suất đi ngoài ít hơn 2 lần/tuần.

Lưu ý: Một số ít trẻ ngày đi ngoài 1 lần nhưng lượng phân rất ít cũng có thể bị táo bón và một số trẻ có tần suất đi ngoài giảm nhưng phân vẫn mềm thì vẫn không phải là bị táo bón.

– Trẻ bị táo thường có thời gian đi ngoài tăng

Thời gian cho mỗi lần đi ngoài của trẻ thường tăng do việc tống phân ra ngoài rất khó khăn, đau đớn khiến trẻ không dám rặn…

– Bé táo bón thường đau và rất căng thẳng khi đi ngoài.

Phân khô, cứng và kích thước lớn làm bé đi tiêu rất khó khăn, thường phải rặn mạnh, thậm chí còn nứt hoặc rách hậu môn gây đau đớn.

Sợ sệt, khóc thét, bị ám ảnh khi nhìn thấy bô (hoặc bồn cầu) là biểu hiện rất thường gặp khi trẻ bị táo bón.

– Biểu hiện ở phân của bé bị táo

+ Phân của trẻ táo bón thường khô, cứng, có thể lổn nhổn như phân dê, cũng có thể dạng cục có kích thước lớn.

+ Phân có thể có lẫn dính ở mặt ngoài do nứt kẽ hậu môn.

+ Một số trường hợp (ít) phân mềm rời từng mảnh, hoặc lổn nhổn.

+ Phân thường có mùi khó chịu.

– Trẻ biếng ăn, sụt cân

Bé bị táo bón kéo dài thường có biểu hiện chán ăn, kém hấp thu dinh dưỡng và dẫn tới thiếu cân, thâm chí là suy dinh dưỡng.

– Chướng bụng, khó tiêu

Táo bón khiến phân không đẩy được ra ngoài gây nên chướng bụng, việc tiêu hóa thức ăn cũng trở nên khó khăn hơn.

– Trẻ bứt rứt, khó chịu

Táo bón thường gây cho trẻ cảm giác bứt rứt, khó chịu trong người, chơi không ngoan và thậm chí còn có biểu hiện đứng ngồi không yên.

Giải pháp hữu ích: Đẩy lùi táo bón ở trẻ nhỏ với chất xơ và lợi khuẩn từ Bột Rau Xanh Nhật Bản chỉ với 30k/ngày

2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ nhỏ chia làm hai loại, đó là táo bón thực thể và táo bón chức năng, hai loại này có những nguyên nhân gây ra là khác nhau.

– Táo bón thực thể – chỉ chiếm 5%

Trẻ bị táo bón do bên trong cơ thể có tổn thường ở đường ruột hoặc hệ thần kinh, ví dụ như: bán tắc ruột, hẹp đại tràng, phình đại tràng bẩm sinh, suy giáp, bại não…

Nguyên nhân này thường gây ra táo bón mạn tính ở trẻ, có thể kéo dài nhiều tháng, nhiều năm nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu trẻ bị táo bón bẩm sinh, kéo dài, cơ thể ốm yếu phát triển kém, kèm theo các triệu chứng bất thường khác ở đường tiêu hóa thì khả năng cao là táo bón thực thể, cha mẹ nên cho trẻ đến bác sỹ khám để có giải pháp điều trị kịp thời.

– Táo bón chức năng – chiếm đến 95% trẻ táo bón

Loại táo bón này chiếm đại đa số ở trẻ, bản chất của dạng táo bón này là bên trong cơ thể trẻ không có tổn thương gì, đơn giản chỉ là việc đi ngoài khó khăn và tần suất đi ngoài giảm.

Nguyên nhân của dạng táo bón này chủ yếu là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, chế độ ăn uống sinh hoạt chưa hợp lý và một số còn liên quan đến vấn đề tâm lý. Cụ thể là:

+ Do chế độ ăn uống thiếu chất xơ

Đa số trẻ đều rất lười ăn rau, ăn ít và thậm chí là không chịu ăn rau làm cơ thể bị thiếu hụt chất xơ – thành phần không thể thiếu để hệ tiêu hóa có thể hoạt động bình thường.

Ăn nhiều đạm động vật, đồ ngọt, đồ ăn nhanh và đồ chiên rán cũng là một trong những nguyên nhân khiến các con bị táo bón.

bé bị táo bón

Lười ăn rau dẫn tới thiếu chất xơ là là một nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ

+ Uống thiếu nước

Rất nhiều trẻ uống ít nước, chỉ uống nước khi có biểu hiện khát hoặc uống sữa thay cho uống nước. Điều này làm cho cơ thể thiếu nước, kích thích ruột già hấp thu lại nước mạnh khiến phân trở nên khô và cứng gây ra táo bón.

+ Ít vận động

Trẻ lười vận động, trẻ thường hay ngồi lì một chỗ (ví dụ như ngồi xem tivi, ngồi dùng smartphone hay máy tính trong một thời gian dài) khiến nhu động ruột giảm, phân ít di chuyển và dẫn tới táo bón.

+ Trẻ có sự thay đổi trong cuộc sống

Một số thay đổi trong cuộc sống, ví dụ như chuyển nhà, chuyển trường, đi du lịch hay đơn giản chỉ là thay đổi loại sữa công thức đang dùng cũng làm ảnh hưởng tới nhịp điệu tự nhiên của trẻ.

+ Trẻ nhịn đi tiêu

Trẻ thường nhịn đi tiêu trong một số trường hợp như: Ngại đi vệ sinh ở chỗ lạ, không sạch sẽ, vì sợ cô giáo nên không dám gọi đi ngoài, hay đơn giản chỉ là nhịn đi ngoài vì trò chơi của mình còn đang dang dở… Việc trẻ “lờ đi” những cơn mót tiện làm phân tích tụ lại trong ruột nhiều, lâu và trở nên cứng, rất khó khăn để tống ra ngoài.

+ Yếu tố gia đình

Cha mẹ táo bón thì khả năng con bị táo bón cũng sẽ cao hơn. Một phần là do một số yếu tố cơ địa có tính chất di truyền, một phần là do sống trong cùng một gia đình các thói quen ăn uống và sinh hoạt của cha mẹ cũng thường truyền sang con.

+ Do sữa công thức

Việc sử dụng loại sữa công thức không phù hợp, hoặc pha sữa không đúng tỷ lệ như chỉ dẫn của nhà sản xuất cũng có thể là nguyên nhân làm trẻ nhỏ bị táo bón.

+ Do mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

Cơ thể có hệ đường ruột khỏe mạnh bình thường luôn luôn tồn tại cả hai loại vi khuẩn đường ruột với tỷ lệ cân bằng là lợi khuẩn (85%) và hại khuẩn (15%).

Vì một lý do nào đó, chẳng hạn như trẻ sử dụng thuốc kháng sinh (rất thường gặp vì trẻ nhỏ hay ốm vặt) hoặc đơn giản chỉ là hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện mà lượng lợi khuẩn sụt giảm sẽ làm hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, khi đó trẻ sẽ rất dễ mắc một số bệnh đường ruột, trong đó có táo bón.

táo bón ở trẻ em

Sử dụng thuốc kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có thể gây ra bệnh táo bón ở trẻ em

Có thể bạn quan tâm: Đánh bay táo bón ở trẻ nhỏ với chất xơ và lợi khuẩn từ Nhật chỉ với 30k/ngày

3. Tác hại của bệnh táo bón ở trẻ em

Về cơ bản những ảnh hưởng táo bón trẻ em không quá nghiêm trọng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời trẻ bị táo bón có thể phải gánh chịu những tác hại không hề nhỏ về cả thể chất và tinh thần.

– Táo bón làm trẻ đau đớn, khó chịu, bứt rứt không yên, giảm chất lượng cuộc sống.

– Táo bón kéo dài làm phân tích tụ lại một lượng lớn trong trực tràng, khi không thể chịu được nữa trẻ sẽ bị són phân (hay “ị đùn”) làm trẻ xấu hổ, sợ hãi, ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý của trẻ.

– Trẻ bị táo bón kèo dài rất dễ gặp phải tình trạng ăn không ngon miệng, bỏ bữa, hấp thu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất kém dẫn đến thiếu cân, chậm lớn ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường về cả thể chất và trí tuệ.

– Khi bé bị táo bón mà không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ mắc một số bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, bệnh đại tràng, kém hấp thu, trĩ, rối loạn chức năng vận chuyển ruột và thậm chí là ung thư đại trực tràng…

4. Các giải pháp cho bé bị táo bón

Đối với trẻ bị táo bón thực thể (táo bón bẩm sinh kéo dài kèm theo các dấu hiệu chậm phát triển – chỉ chiếm tỷ lệ 5%) thì nên cho trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên đối với những trẻ này vẫn có thể áp dụng các giải pháp dành cho trẻ bị táo bón chức năng để giảm thiểu triệu chứng và tăng hiệu quả điều trị.

Đối với trẻ bị táo bón chức năng (chiếm 95% – đại đa số) thì trước hết cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, kế đến là sử dụng một số giải sản phẩm/giải pháp can thiệp để quá trình điều trị được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các vấn đề cụ thể là như sau:

4.1 – Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt khi trẻ em bị táo bón

– Tăng cường ăn rau xanh, củ quả để bổ sung chất xơ.

Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày, nó không những cung cấp chất xơ để phòng và trị táo bón mà còn cung cấp một lượng lớn vitamin và vi chất cần thiết khác cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.

Nếu trẻ lười ăn rau và việc ép trẻ ăn rau là một vấn đề không hề dễ dàng, cha mẹ hãy tham khảo các giải pháp cho trẻ không chịu ăn rau để có cách giải quyết đơn giản.

Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, ăn trái cây cả cái (không ép nước) và các loại rau có màu xanh đậm. Đây là những thực phẩm có hàm lượng chất xơ rất lớn.

trẻ em bị táo bón

Cho trẻ ăn bổ sung rau xanh, củ quả đề phòng ngừa và đẩy lùi táo bón

– Ăn một lượng vừa phải thịt, hạn chế ăn đồ ngọt, chiên rán, thức ăn nhanh

Đây hầu hết đều là những món “khoái khẩu” của trẻ nhưng nếu ăn nhiều lại không hề tốt cho sức khỏe, vừa gây táo bón lại vừa là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến béo phì và tim mạch.

(Tham khảo những thực phẩm nên hạn chế cho trẻ ở bài viết: Trẻ bị táo bón không nên ăn gì)

– Bổ sung nước hàng ngày

Uống bổ sung thật nhiều nước hàng ngày cũng là một thói quen rất tốt cho bé bị táo bón không đi ngoài được. Nước ở đây có thể là nước lọc, cũng có thể là nước canh hay nước trái cây. Tuyệt đối không được uống sữa thay vì uống nước.

– Tăng cường vận động

Trẻ cần phải vận động để tăng nhu động ruột giúp phân di chuyển nhanh hơn để dễ dàng đi ngoài.

Đối với trẻ lớn, hãy cho trẻ tăng cường vận động thể chất, đối với trẻ nhỏ cha mẹ có thể massage cho con (tham khảo cách mát xa bụng cho trẻ bị táo bón để biết chi tiết cách làm).

– Tập cho trẻ thói quen đi tiêu đúng giờ giấc

Cha mẹ hãy luyện cho con đi tiêu hàng ngày vào một khung giờ cố định để hình thành phả xạ tự nhiên cho cơ thể.

Nếu bé chưa “mót” thì cũng hãy cố gắng động viên bé ngồi vào “vị trí” khoảng 10 phút để hình thành thói quen.

– Xem xét lại việc dùng sữa công thức

Nếu trẻ bị táo bón sau khi sử dụng loại sữa công thức mới hãy xem lại cách pha sữa đã đúng tỷ lệ chưa, hoặc xem xét đổi một loại sữa phù hợp hơn. (Tham khảo: bé bị táo bón nên uống sữa gì để chọn sữa phù hợp).

– Ăn uống để bổ sung lợi khuẩn

Bổ sung lợi khuẩn giúp hệ vi khuẩn đường ruột cân bằng, hệ đường ruột khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh táo bón ở trẻ và nhiều loại bệnh đường tiêu hóa khác. Bột Rau Xanh Rooty Nhật Bản là một giải pháp rất tốt với 15 tỷ lợi khuẩn/gói (1 ngày sử dụng) – tương đương với lượng lợi khuẩn trong 14 hộp sữa chua.

– Ngâm mông trẻ vào nước ấm

Trước khi trẻ đi cầu cha mẹ có thể xịt nước ấp (với áp lực nhẹ) và hậu môn trẻ hoặc ngâm mông trẻ vào một chậu nước ấm. Việc này nhằm kích thích vùng cơ hậu môn giúp đẩy phân ra được dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Đánh bay táo bón theo cách của các mẹ Nhật chỉ với 30k/ngày

4.2 – Sử dụng các biện pháp kích thích hậu môn giúp bé bị táo đi ngoài ngay lập tức

Nếu đã quá nhiều ngày bé chưa đi ị được trong người rất bí bách và khó chịu, cha mẹ có thể sử dụng các giải pháp tạm thời để kích thích hậu môn giúp trẻ đi ngoài ngay trong vòng vài phút. Một số giải pháp cha mẹ có thể tham khảo là:

– Ngoáy hậu môn, kích thích bé đi ngoài

Nguyên liệu chính là mật ong nguyên chất (mât ong làm nóng hậu môn, có tính nóng kháng khuẩn cao) và tăm bông hoặc cọng mồng tơi sạch đã tước vỏ bên ngoài (cả hai đều mềm, hạn chế tổn thương hậu môn cho bé).

Dùng tăm bông (hoặc cọng mồng tơi) tẩm mật ong rồi ngoáy hậu môn cho trẻ vài lần, vào sâu khoảng 1cm. Cơ vòng hậu môn bị kích thích do bị tác động và do tính nóng của mật ong sẽ giúp trẻ đi ngoài được ngay trong vài phút.

bệnh táo bón ở trẻ em

Sử dụng mật ong có thể giúp bé táo bón đi tiêu tức thời

– Bơm, thụt hậu môn kích thích đi ngoài

Dùng các sản phẩm đê bơm, thụt hậu môn cho trẻ cũng có thể giúp các bé bị táo bón đi ngoài nhanh chóng. Hướng dẫn sử dụng cha mẹ có thể xem cụ thể trong từng loại sản phẩm.

Lưu ý: Cả hai giải pháp trên đều chỉ là biện pháp “cấp cứu” tạm thời giúp bé đi ngoài nhanh chóng sau rất nhiều ngày chưa đi được. Cha mẹ không được lạm dụng nhiều vì những lý do sau:

+ Tất cả các phương pháp trên đều có khả năng gây nhiễm khuẩn, tổn thương niêm mạc hậu môn của trẻ.

+ Các phương pháp này chỉ là tạm thời, không có tác dụng trị táo bón tận gốc, lạm dụng nhiều sẽ làm trẻ bị phụ thuộc, mất phản xạ tự nhiên, dần dần sẽ không thể đi ngoài nếu không được kích thích.

4.3 – Sử dụng các bài thuốc dân gian cho bé táo bón

Một số bài thuốc dân gian thường dược sử dụng cho các bé bị táo bón có thể kể đến như:

– Trộn vừng đen (giã nhỏ) vào mật ong rồi đun nhỏ lửa cho đến chín, sau đó cho bé ăn ngày 2 lần.

– Cho đỗ xanh, đường đỏ vào nước đun sôi cho đến nhừ, giã nhuyễn ra để ăn mỗi ngày 2 lần.

– Khoai lang băm nhỏ trộn với nước ép mía đỏ rồi đun nhỏ lửa đến khi chín, ngày dùng 2 lần.

Lưu ý: Các bài thuốc trên sử dụng những thực phẩm tự nhiên nên tương đối an toàn nhưng chỉ là các bài thuốc lưu truyền trong dân gian, chưa được khẳng định tính hiệu quả bởi bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào.

táo bón trẻ em

Khoai lang rất tốt cho các bé bị táo bón

4.4 – Sử dụng thuốc Tây y cho trẻ em bị bón

Thuốc Tây y cũng là một giải pháp điều trị táo bón khá hiệu quả và nhanh chóng, nhưng tuyệt đối phải tuân theo sự chỉ định của bác sỹ, cha mẹ không được tự ý mua thuốc cho con sử dụng dù với bất kỳ lý do nào.

Nhìn chung đối với trẻ nhỏ – khi hệ tiêu hóa cũng nhưng các cơ quan khác của cơ thể còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện thì việc sử dụng thuốc là nên hạn chế tối đa, việc sử dụng thuốc ít nhiều cũng có những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Khi trẻ táo bón có một giải pháp an toàn và hợp lý hơn được khuyến cáo sử dụng đó là dùng thực phẩm chức năng.

4.5 – Sử dụng thực phẩm chức năng cho bé bị táo bón

Những năm gần đây thực phẩm chức năng thường được các mẹ lựa chọn rất nhiều để hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ nhỏ nhờ đặc tính an toàn, ít gây tác dụng phụ của nó.

Nói đến các loại thực phẩm chức năng thì chất lượng hàng đầu luôn là các sản phẩm xuất xứ từ Nhật Bản. Đối với trẻ bị táo bón một trong những sản phẩm được cả các mẹ Nhật và mẹ Việt lựa chọn rất nhiều đó chính là Bột Rau Xanh Rooty Nhật Bản.

bột rau củ cho bé
Bột Rau Xanh Rooty – Khắc tinh của táo bón

ROOTY là thương hiệu bột rau xanh cao cấp sản xuất tại Nhật, được nhập khẩu về Việt Nam và phân phối độc quyền bởi Công Ty Cổ Phần Dược Tây Đô, với những ưu điểm vượt trội so với các sản phẩm cùng loại như sau:

– Chiết xuất 100% thiên nhiên từ 14 loại rau-củ và 4 loại quả giàu dinh dưỡng, được tuyển chọn kỹ càng theo Tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản.

– Cung cấp một lượng chất xơ cả hòa tan và không hòa tan lớn, đồng thời cung cấp đến 15 tỷ lợi khuẩn/gói 4gram (1 ngày sử dụng – các sản phẩm khác không bổ sung thành phần này). Đây là điểm khác biệt và là hai yếu tố then chốt nhất giúp đẩy lùi táo bón nhanh chóng, hiệu quả bền vững.

– Không chỉ giúp điều trị táo bón hiệu quả, Bột Rau Xanh Rooty còn cung cấp tới 140mg canxi/gói (tương đương 130ml sữa), rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy giúp trẻ ăn ngoan hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, phát triển đồng đều và tăng cường sức đề kháng.

– Bột Rau Xanh Rooty an toàn tuyệt đối, không có tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài cho mọi đối tượng, bao gồm trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú. ROOTY đã được chứng nhận là “Thực phẩm bổ sung an toàn” bởi Hội đồng thẩm định thực phẩm chức năng Nhật Bản NPO và được trao nhiều giải thưởng chất lượng danh giá của Châu Âu.

– Hương vị trái cây tự nhiên cực kỳ thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của trẻ, sử dụng đơn giản, dễ dàng.

Trên đây là tổng hợp một số vấn đề cơ bản cần lư ý khi trẻ bị táo bón. Để có được những thông tin chi tiết hơn cha mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây hoặc liên hệ qua hotline, chat hay fanpage để được tư vấn.

Bot Rau Xanh Aojjru Nhat Ban

 

3.6/5 - (5 bình chọn)

Xem thêm

24 thoughts on “Trẻ Bị Táo Bón – Tất cả những vấn đề cần lưu ý

    1. Chào bạn, mỗi ngày bạn cho bé dùng 1 gói, có thể pha vào nước, sữa, sữa chua hay cháo cho bé vào bất kỳ giờ nào trong ngày ạ.

    1. Chào bạn Hương, bạn vui lòng liên hệ với Rooty qua hotline, chat, hoặc kênh Facebook để được tư vấn cụ thể nhé.

  1. Bé nhà minh 5 tuổi bị tao bón mỗi lần cháu đi ngoài được ít, cháu hay ỉa són lắm, bên bạn có biệt pháp điều trị không

  2. Bé nhà mình gần 4 tuổi, ít ăn rau, đi nặng phân cứng và ra máu nhiều tuần mà chưa khỏi. Vậy mình có phải cho đi bsi khám không hay có cách gì điều trị tại nhà cho bé khỏi không ạ

    1. Chào bạn, bé bị bón đi không được gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và thể chất của trẻ, bạn nên có biện pháp điều trị sớm cho bé ạ. Bạn có thể tham khảo các thông tin trên bài viết và xem thêm sản phẩm Trả lời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên