facebook pixel

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, tác hại và giải pháp khắc phục

Táo bón là căn bệnh rất “quen thuộc”, đặc biệt là đối với đối tượng trẻ nhỏ. Trong đó số trường hợp trẻ bị táo bón ra máu chiếm tỷ lệ không hề nhỏ và là nỗi lo lắng của không ít các bậc cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp cho tình trạng này.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Trẻ bị táo bón trong phân có máu là một hiện tượng tương đối phổ biến, tuy nhiên cha mẹ cần chú ý quan sát để tránh nhầm lẫn vì đôi khi đi ngoài ra máu còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác chứ không phải do bé bị táo bón.

Nếu trẻ bị táo bón ra máu thì máu thường bám bên ngoài của phân với lượng máu ít và là máu tươi, còn nếu lượng màu nhiều hoặc có màu đen hay xám thì rất có thể không phải do táo bón, cha mẹ cần cho con đến cơ sở ý tế uy tín để khám và điều trị kịp thời.

2. Nguyên nhân bé bị táo bón đi ngoài ra máu

Khi bé bị táo bón kích thước phân sẽ trở lên lớn, khô và cứng trong khi đó kích thước hậu môn của trẻ lại nhỏ và còn non nớt. Sự đối nghịch này dẫn tới việc hậu môn của trẻ bị nứt, chảy máu và máu tươi bám trên bề mặt của phân.

trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu: Vết nứt ở hậu môn
Phân khô, cứng, kích thước lớn làm hậu môn trẻ bị nứt dẫn tới chảy máu

Nguyên nhân khiến trẻ táo bón cũng rất nhiều, chủ yếu là một số nguyên nhân sau:

Do chế độ ăn uống thiếu khoa học

– Trẻ ăn ít hoặc không ăn rau xanh dẫn tới tình trạng thiếu chất xơ – một thành phần không thể thiếu cho sự phát triển bình thường của hệ tiêu hóa.

trẻ bị táo bón ra máu: bé lười ăn rau
Đa số trẻ đều lười ăn rau, là nguyên nhân chính gây táo bón

– Trẻ ăn nhiều đạm, đồ chiên rán, đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn.

– Trẻ lười uống nước.

Trẻ lười vận động

Trẻ lười vận động thường ngồi lì một chỗ không chỉ là nguyên nhân gây béo phì, bệnh tim mạch mà còn có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ em nhất là hiện nay có một số lượng không nhỏ cha mẹ thường xuyên cho con sử dụng điện thoại, máy tính bảng hay ti vi để giải trí trong một thời gian dài.

bé bị táo bón đi ngoài ra máu: trẻ lười vận động
Dán mắt vào màn hình ti vi hay điện thoại gây nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ

– Do sữa công thức

Đối khi mẹ cho bé sử dụng loại sữa công thức không phù hợp với cơ địa của bé hoặc pha sữa không đúng cách cũng có thể làm bé bị táo bón.

Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột vì một lý do nào đó (ví dụ như sử dụng thuốc kháng sinh) sẽ gây nên một số bệnh đường tiêu hóa cho trẻ, trong đó có bệnh táo bón.

Đi ngoài không đúng giờ giấc

Trẻ đi học sợ cô nên nhịn ị không dám gọi, trẻ mải chơi nên nhịn đi ngoài, thay đổi chỗ ở hay môi trường sống (ví dụ đi du lịch) cũng dễ làm trẻ nhịn đi ngoài, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến táo bón.

3. Tác hại của trẻ bị táo bón chảy máu

Táo bón không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng cũng gây nên không ít ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ.

– Táo bón làm trẻ bứt rứt, khó chịu, đau đớn khi đi ngoài.

trẻ bị táo bón chảy máu: trẻ thường đau đớn
Táo bón làm trẻ đau đớn và sợ hãi khi phải đi ngoài

– Táo bón gây chướng bụng, chán ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, lâu ngày sẽ dẫn tới thiếu cân, suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng.

– Táo bón kéo dài có thể gây ra bệnh trĩ và một số bệnh đường ruột nguy hiểm khác.

– Ngoài ra, trẻ táo bón đi ngoài ra máu còn gây ngứa ngáy hậu môn, tạo tâm lý lo lắng, thậm chí là sợ hãi cho cả trẻ lẫn cha mẹ.

4. Các giải pháp khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu

Cha mẹ cần phải có biện pháp khắc phục ngay không để tình trạng bé bị đi ngoài ra máu tươi kéo dài, tránh ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Dưới đây là một số giải pháp cần thiết nhất cho trẻ, cần áp dụng lâu dài, kiên trì và kết hợp với nhau:

Cải thiện chế độ ăn uống

– Tăng cường rau xanh, củ, quả trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ để bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Đối với trẻ không thích ăn rau hoặc nhất quyết không chịu ăn rau cha mẹ có thể tham khảo các giải pháp dành cho trẻ không chịu ăn rau.

trẻ táo bón đi ngoài ra máu: Cần bổ sung rau xanh
Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ

– Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đạm, ăn đồ ăn nhanh, đồ ngọt và đồ chiên rán.

– Cho trẻ uống bổ sung nước hàng ngày chứ không chỉ uống khi khát. Lưu ý không sử dụng sữa thay cho nước.

Tăng cường vận động thể chất cho trẻ

Hạn chế cho trẻ sử dụng điện thoại, máy tính bảng, ti vi hay một trò giải trí ít vận động nào trong một thời gian dài.

Đối với trẻ lớn nên khuyến khích trẻ vận động thể chất, đối với trẻ nhỏ cha mẹ có thể massage bụng cho trẻ (tham khảo: cách xoa bụng cho trẻ bị táo bón) để tạo nhu động ruột giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Tập cho trẻ đi ngoài đúng giờ giấc

Cần rèn luyện cho trẻ thói quen đi ngoài hàng ngày vào một khung giờ cố định, dần dần sẽ tạo nên phản xạ tự nhiên và giúp việc đi ngoài của trẻ trở nên dễ dàng hơn.

Can thiệp bằng các sản phẩm, giải pháp điều trị táo bón

– Đối với trẻ quá lâu ngày chưa đi ngoài có thể sử dụng các biện pháp kích thích hậu môn cho trẻ đi ngoài ngay, tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời chứ không có tác dụng chữa táo bón, không được lạm dụng lâu dài vì có nguy cơ nhiễm khuẩn và mất phản xạ rặn tự nhiên của trẻ.

– Sử dụng thuốc điều trị táo bón

Việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sỹ, cha mẹ không tự ý mua thuốc cho bé uống, đặc biệt là các loại thuốc nhuận tràng có tác dụng rất nhanh nhưng sẽ làm trẻ lệ thuộc và có ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa của trẻ. Nhìn chung, đối với trẻ nhỏ việc sử dụng thuốc là nên hạn chế, thay vào đó dùng giải pháp sử dụng thực phẩm chức năng.

– Sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón

Thực phẩm chức năng là sự lựa chọn phổ biến của rất nhiều cha mẹ nhờ tính an toàn và tiện lợi của nó. Trong đó các loại thực phẩm chức năng xuất xứ Nhật Bản luôn là lựa chọn hàng đầu và không thể không kể đến Bột Rau Xanh Rooty Nhật Bản.

Giải pháp cho trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu: Bột Rau Xanh Rooty Nhật Bản
Bột Rau Xanh Rooty Nhật Bản – Khắc tinh của táo bón

ROOTY là một trong những loại bột rau củ quả cho bé cao cấp, được chiết xuất từ các loại rau-củ-quả được tuyển chọn kỹ càng theo theo tiêu chuẩn hữu cơ nông nghiệp Nhật Bản với những ưu điểm vượt trội như:

– Tuyệt đối an toàn, không tác dụng phụ, có thể sử dụng lâu dài: Đã được chứng nhận là “Thực phẩm bổ sung an toàn” của hội đồng thẩm định thực phẩm chức năng Nhật Bản NPO.

– Cung cấp đồng thời đa dạng chất xơ và 15 tỷ lợi khuẩn /ngày (các sản phẩm cùng loại khác không có thành phần lợi khuẩn) giúp trị táo bón từ gốc nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả bền vững.

– Không những điều trị táo bón hiệu quả, ROOTY còn bổ sung một lượng lớn canxi, vitamin và vi chất dinh dưỡng giúp bé ăn ngon, hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng cường sức đề kháng. Tại Nhật, ROOTY còn được sử dụng cho trẻ em đều đặn hàng ngày như một giải pháp bổ sung dinh dưỡng và vi chất, hỗ trợ phát triển cả thể chất và trí tuệ cho trẻ.

– Hương vị thơm ngon phù hợp với trẻ nhỏ, sử dụng đơn giản, dễ dàng, dễ mang theo và bảo quản.

Trên đây là những kiến thức cần thiết khi trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu, hi vọng nó sẽ góp phần giúp cha mẹ chăm sóc bé yêu tốt hơn. Để tìm hiểu thêm thông tin hay cần được tư vấn thêm về bệnh táo bón xin hãy liên hệ ngay qua hotline, chat hay fanpage, đội ngũ chuyên gia của ROOTY luôn sẵn sàng giải đáp.

Bot Rau Xanh Aojjru Nhat Ban

 

3.7/5 - (3 bình chọn)

Xem thêm

9 thoughts on “Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu: Nguyên nhân, tác hại và giải pháp khắc phục

    1. Chào bạn, trẻ bị táo bón có kèm máu cũng rất phổ biến, bạn lưu ý trong trường hợp này máu thường có màu đỏ tươi (chứ không thâm đen) và thường bám ở mặt ngoài của phân bạn nhé.
      Bạn cũng nên có biện pháp điều trị cho bé sớm ạ.

    1. Chào bạn,
      Bé bị táo ra máu là một vấn đề thường gặp, nguyên nhân do phân cứng và kích thước lớn làm bé bị nứt kẽ hậu môn. Trước mắt thì đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên không nên để tình trạng táo bón kéo dài vì có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc bạn nhé.

    1. Chào bạn Huyền,
      Thông thường bé bị táo bón ra máu thì lượng máu cũng chỉ có một lượng nhỏ bám vào phân do nứt kẽ hậu môn thôi nên không lo thiếu máu. Tuy nhiên là bạn nên điều trị cho bé sớm tránh gây khó chịu cho bé và kéo theo nhiều hệ lụy sau này. Thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tên